Các khó khăn khi thành lập doanh nghiệp mới

Thành lập doanh nghiệp thật sự không phải chuyện đơn giản, không chỉ gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ mà các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vấn đề về tư duy, quản lý….Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu các khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp mới nào cũng gặp phải.
Từ sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, rất nhiều thủ tục, giấy tờ thay đổi khiến cho nhiều người bỡ ngỡ. Việc thành lập công ty mới đòi hỏi cần phải có kiến thức, cần nắm rõ các thủ tục hiện hành mới thì bạn mới tốn ít thời gian, công sức và được cấp giấy phép kinh doanh nhanh chóng. Bởi hiện nay có rất nhiều điều luật có liên quan đến lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, từ việc đặt tên công ty, quy định về số vốn điều lệ hay thủ tục góp vốn…..Nhưng bên cạnh các vấn đề về thủ tục và luật pháp, trước khi thành lập doanh nghiệp mới,  các doanh nghiệp còn phải đối mặt với bốn vấn đề lớn sau:

Những khó khăn thách thức của doanh nghiệp mới thành lập - Xin ...

Thứ nhất: Vấn đề về ý tưởng và lập các kế hoạch kinh doanh

Chắc chắn 100% mọi người trước khi quyết định thành lập công ty mới cần phải lên các ý tưởng kinh doanh. Đây là ý tưởng khởi đầu cho tất cả, một ý tưởng tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công và ngược lại bạn sẽ thất bại nếu xây dựng trên ý tưởng tồi. Nhưng thực tế, không ít người thất bại dù ý tưởng rất tuyệt vời và cũng không ít người thành công dựa trên ý tưởng đã quá cũ. Tất cả đều được quyết định bởi việc lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện ý tưởng. Đây là một việc làm rất quan trọng và cần thiết, nếu bạn lập kế hoạch trước khi thành lập doanh nghiệp càng chi tiết bao nhiêu thì tỉ lệ thất bại càng giảm đi bấy nhiêu.

Thứ hai: Vấn đề về nguồn vốn và cơ sở vật chất

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế không ổn định nhất là khi giá trị bất động sản đang không ngừng thay đổi, mang đến một thử thách lớn và cần cân nhắc kỹ cho các cá nhân, tổ chức trước khi thành lập doanh nghiệp mới. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, có nguồn vốn không lớn, để tìm kiếm một địa điểm kinh doanh hợp lý và lâu dài là không hề đơn giản nhưng đối với các doanh nghiệp lớn thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Mặt khác, các doanh nghiệp nhỏ thường rất khó khăn trong vấn đề xin hỗ trợ, cấp vốn. Chính vì vậy, nếu bạn có ý định thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ hãy để ý đến nguồn vốn và cơ sở vật chất.

Thứ ba, vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực

Sau khi thành lập công ty xong, các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải tìm những nhân viên cho mình. Việc này rất quan trọng bởi nếu nhân viên giỏi thì khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh của bạn tốt hơn. Ngược lại, nhân viên kém, bạn vừa tốn thời ,tiền bạc, công sức mà thậm chí có thể hỏng việc. Nhân viên có năng lực tốt cũng đồng nghĩa với mức lương cao và nhân viên năng lực kém sẽ chấp nhận mức lương thấp nhưng doanh nghiệp cần phải đào tạo lại. Chính vì vậy, bạn cần xác định chính xác các vấn đề có liên quan đến nhân lực cho công ty.

Thứ tư, vấn đề về quản lý

Những người chủ doanh nghiệp không cần phải là một người có chuyên môn công việc tốt mà điều quan trọng và cần thiết nhất chính là kỹ năng quản lý tốt. Với các kế hoạch đặt ra, thì việc quản lý, triển khai các kế hoạch tốt sẽ là yếu tố quyết định cốt lõi đến việc bạn có thành công hay không. Để nâng cao năng lực và khả năng quản lý, chủ doanh nghiệp có thể tham gia các khóa đào tạo hay đơn giản hơn chính là tích lũy kinh nghiệm trong thời gian quản lý của mình. Hãy coi trọng và bổ sung thật nhiều về kỹ năng quản lý của mình trước khi thành lập doanh nghiệp mới.
Bài viết trên đây của Nam Việt Luật hy vọng sẽ cho các cá nhân, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư hay các tổ chức có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về khó khăn khi thành lập doanh nghiệp. Khó khăn không chỉ đến từ những thủ tục, giấy tờ của pháp luật mà nó còn được xuất phát trong tư duy, cách tổ chức của chính bạn. Công ty chúng tôi còn có các dịch vụ khác như thủ tục thay đổi thành viên góp vốn nhanh chóng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
  • Tổng đài:19006164
  • ĐT bàn:02873-000-555
  • Hotline (24/7):0778-000-555

    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NAM VIỆT LUẬT
    Khởi tạo thành công!

    Các nội dung và đặc điểm về công ty hợp danh

    Các nội dung và đặc điểm về công ty hợp danh – Trước khi tiến hành làm thủ tục thành lập công ty Hợp danh, chủ sở hữu cơ sở kinh doanh cần phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, chứng nhận cần thiết theo đúng quy định của Pháp Luật. Đây là một loại hình kinh doanh chưa phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, Nam Việt Luật xin chia sẻ nội dung cần chuẩn bị và đặc điểm về công ty Hợp danh để quý khách có thể nắm và hiểu thêm về công ty này.
    Thành lập công ty Hợp Danh không được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn khi quyết định khởi nghiệp, định hướng phát triển, nên rất dễ xảy ra sai sót khi làm thủ tục giấy tờ. Bạn cần phải nắm đúng các quy định pháp luật để có thể không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức của mình và hiểu về loại hình doanh nghiệp này để tận dụng hết những ưu điểm trong kinh doanh sau này. Hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé:
    Thành viên hợp danh Công ty hợp danh có những hạn chế quyền nào?

    Các nội dung cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty bao gồm:

    • Đặt tên cho cơ sở kinh doanh phù hợp và đúng với quy định của pháp luật
    • Lựa chọn trụ sở chính cho công ty
    • Số vốn góp vào công ty
    • Thông tin về các thành viên hợp danh như: chứng minh thư/ hộ chiếu, địa chỉ thường trú, tên,….
    • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh không nằm trong trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.
    • Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh.

    Đặc điểm của công ty Hợp danh

    Đối với công ty Hợp Danh, pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể tại điều 172 đến điều 182 trong chương VI của Luật doanh nghiệp 2014. Theo đó, công ty Hợp danh sẽ có những đặc điểm sau:

    Thành viên hợp danh và trách nhiệm của các thành viên

    Để thành lập công ty Hợp danh bắt buộc phải có ít nhất hai thành viên hợp danh trở lên, ngoài ra còn có thể có thêm các thành viên đầu tư. Cụ thể:
    • Thành viên bắt buộc: sẽ ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau hoạt động kinh doanh dưới một cái tên chung và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Một hạn chế đối với thành viên hợp danh, không được là chủ cơ sở kinh doanh tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty khác nếu không được sự đồng ý của tất cả thành viên hợp danh trong công ty. Các thành viên đồng sở hữu công ty và họ sẽ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp mà không cần tính đến phần tài chính góp vào cơ sở kinh doanh nhiều hay ít.
    • Thành viên đầu tư là các thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của cơ sở kinh doanh trong phạm vi tài chính đã góp vào. Việc huy động thêm các thành viên đầu tư sẽ giúp công ty tháo gỡ được những khó khăn đang gặp phải. Đối với các thành viên đầu tư chỉ được quyền tham gia họp, thảo luận và đưa ra biểu quyết tại các phiên họp Hội đồng thành viên, nhưng sẽ không có ảnh hưởng gì đến việc quyết định của công ty

    Về tư cách pháp nhân

    • Công ty hợp danh sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    • Công ty hợp danh không có quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoản nào để huy động vốn.

    Đối với việc chuyển nhượng phần vốn góp:

    Các thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu có sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh
    Nếu có thành viên hợp danh chết thì người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh khi được ít nhất ¾ số thành viên hợp danh còn lại đồng ý

    Về cơ cấu tổ chức

    Cách thức và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh sẽ do các thành viên thỏa thuận quy định rõ tại Điều lệ công ty. Nhưng luôn phải đảm bảo các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định mọi vấn đề quản lý công ty.
    Tất cả các thành viên sẽ hợp lại thành Hội đồng thành viên, và bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời kiêm chức vụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu không có quy định nào khác trong điều lệ công ty.
    Bởi vì tính chất đặc thù trong tổ chức, quản lý, quyền hạn mà loại hình công ty Hợp danh ở Việt Nam không được phổ biến như các nước trên thế giới. Nhưng trong Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật Việt Nam luôn quy định cụ thể về loại hình doanh nghiệp này để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp được phát huy những ưu điểm để thực hiện việc kinh doanh hiệu quả nhất.
    Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thành lập công ty Hợp danh nhưng còn e ngại về thủ tục, giấy tờ và muốn cung cấp thêm thông tin cần thiết của doanh nghiệp này. Xin vui lòng liên hệ với công ty Nam Việt Luật, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ miễn phí cho bạn.

    Hotline: 0128 222 222 9.

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
    • Tổng đài:19006164
    • ĐT bàn:02873-000-555
    • Hotline (24/7):0778-000-555

    • Góp ý dịch vụ tốt hơn: 0918864586

    Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới

    Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới – Công ty Nam Việt Luật xin gửi đến khách hàng những thông tin cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp mới để có thể tránh được các xử phạt hành chính do không thực hiện đúng theo luật Doanh nghiệp 2014.
    11 điều lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp
    Có 11 điều mà các cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý và phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp mới, bao gồm:

    Cần công bố nội dung đăng ký kinh doanh

    Sau khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Nếu doanh nghiệp không thực hiện theo luật sẽ bị phạt sẽ từ 1-2 triệu đồng.

    Tiến hành gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính

    Đối với những công ty mới thành lập các chi nhánh công ty hoặc thành lập văn phòng đại diện đều phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở. Trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị áp dụng mức phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng và phải gắn tên của doanh nghiệp theo quy định.

    Cần thông báo về thời gian hoạt động

    Từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tất cả doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa hoạt động tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh

    Thực hiện việc đăng ký mẫu dấu và khắc dấu

    Đây là việc làm bắt buộc khi thành lập công ty và được thực hiện đăng ký, khắc dấu tại Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương. Lưu ý, con dấu sẽ chỉ được sử dụng sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Nếu sử dụng con dấu mà chưa có giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và đồng thời sẽ bị thu hồi con dấu.

    Thực hiện việc đăng ký thuế

    Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ với cơ quan thuế để đăng ký thuế. Đối với doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký chậm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng – 2.000.000 đồng, mức phạt sẽ tùy thuộc vào tính chất, thời gian và mức độ khác nhau.

    Đăng ký giấy phép còn (nếu cần)

    Nếu ngành nghề kinh doanh của bạn thuộc trường hợp mà pháp luật yêu cầu cần có giấy phép kinh doanh, hay giấy phép chứng nhận đủ điều kiện….đây được gọi là giấy phép con. Bắt buộc doanh nghiệp phải xin phép và chỉ được hoạt động sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho.

    Thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo cam kết

    Tùy thuộc vào việc thành lập công ty theo loại hình nào mà việc thực hiện góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:
    • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết
    • Đối với công ty cổ phần: thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết
    Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn số vốn đăng ký, thành viên góp vốn, cổ đông công ty sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5 triệu đến 20 triệu theo từng trường hợp. Riêng công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ buộc phải giảm số vốn điều lệ hoặc bắt buộc góp đủ số vốn đối với các hình thức công ty khác

    Cần thông báo rõ về tiến độ góp vốn

    Dựa vào từng loại hình thành lập doanh nghiệp mà sẽ có thời hạn thông báo tiến độ góp vốn khác nhau:
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ ngày cam kết góp vốn
    • Công ty Cổ phần sẽ phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
    Nếu trong trường hợp không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hạn, doanh nghiệp sẽ phải nộp phạt từ 1-2 triệu đồng và phải thực hiện thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh

    Xin cấp giấy chứng nhận góp vốn

    Tại thời điểm góp vốn mà công ty TNHH 2 thành viên trở lên không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu -15 triệu đồng

    Lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông

    Sẽ phạt tiền từ 10 triệu – 15 triệu đồng trong trường hợp:
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên
    • Công ty cổ phần không lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông
    Ngoài nộp phạt, doanh nghiệp vẫn phải lập và lữu trữ sổ đăng ký thành viên và cổ đông theo đúng quy định pháp luật.

    Tiến hành thành lập ban kiểm soát

    Đối với công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập Ban kiểm soát từ 11 thành viên trở lên

    Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần bắt buộc công ty phải có Ban kiểm soát
    Nếu trong trường hợp không lập Ban kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng và bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng quy định.
    Trên đây là toàn bộ 11 lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp cho các cá nhân, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư mới có thể tránh được những lỗi cơ bản dẫn đến việc phải nộp phạt đáng tiếc. Hy vọng bài viết này của Nam Việt Luật sẽ giúp ích nhiều cho quý khách hàng.

    Hotline: 0778-000-555

    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
    – Quận 1:Số 132-134 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP HCM
    – Quận 12:835 Nguyễn Ảnh Thủ, Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP.HCM
    – Huyện Hóc Môn:65 Thới Tam Thôn 17, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP.HCM
    – Email:info@namvietluat.vn
    Tổng đài:19006164
    ĐT bàn:02873-000-555



    BA ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN NHỚ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

    Một muốn làm giàu bằng con đường kinh doanh thì việc thành lập công ty cổ phần hay thành lập doanh nghiệp riêng chính là điều tất yếu để bạn có chỗ đứng vững chắc trên thương trường, giúp thương hiệu công ty bạn dễ tiếp cận với khách hàng, đối tác đồng nghĩa với đó chính là sự thành công.
    Tuy nhiên nếu bạn muốn duy trì được sự phát triển bền vững nhất ngay từ khi mới thành lập doanh nghiệp thì bạn cần có một chiến lươc vững chắc và lâu dài. Dưới đây, công ty Nam Việt Luật xin chia sẻ với quý khách hàng 3 điều quan trọng cần nhớ khi thành lập công ty cổ phần trong tình hình nên kinh tế thị trường hội nhập hiện nay.

    Thành lập công ty| Cách thành lập doanh nghiệp lời 1 tỷ/ tháng

    Thứ nhất, cần nắm vững thị trường kinh doanh và có sự am hiểu về pháp luật.

    Trong việc thành lập công ty- doanh nghiệp mới thì việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, của các đối thủ cạnh tranh, cũng như mọi cơ hội và thách thức ….Luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhu xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
    Nghiên cứu kỹ thị trường chính là một trong các phương pháp hữu hiệu nhất để bạn có thể dễ dàng xây dựng lên những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tại của doanh nghiệp bạn. Am hiểu pháp luật trong nước và của nước sở tại sẽ giúp bạn càng nhanh chóng nắm bắt và làm chủ được mọi thủ tục thành lập công ty. Giúp thúc đẩy việc kinh doanh diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

    Thứ hai, huy động vốn kinh doanh

    Nguồn vốn kinh doanh đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định rất lớn đến sự thành bại cũng như được mất của một công ty, một doanh nghiệp, tổ chức hay bất kỳ quy mô kinh doanh lớn nhỏ nào. Trong thị trường kinh tế hội nhập, cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc sở hữu một nguồn vốn mạnh mẽ sẽ là một lợi thế, một cơ hội cạnh tranh vô cùng lớn cho các doanh nghiệp.
    Bạn cùng cần chắc chắn rằng, nguồn vốn khi thành lập doanh nghiệp phải lớn hơn dự trù ban đầu để có thể đề phòng những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của bạn. Tốt nhất, doanh nghiệp nên có một khoản dự phòng để luôn trâng bị cho các tính huống cấp bách, những khó khăn xảy ra ngoài dự kiến
    Nếu thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, thì việc huy động vốn sẽ gặp chút khó khăn vì bạn cần phải chứng minh được cho các cổ đông thấy kế hoạch kinh doanh của mình là tốt, có khả năng sinh lời mới thuyết phục được họ đầu tư.

    Thứ ba, cần phải có một chiến lược kinh doanh và nên hoạch định rõ ràng.

    Việc bạn lên sẵn những bản thảo càng chi tiết, cụ thể cho quá trình thành lập doanh nghiệp sẽ càng giúp cho việc kinh doanh của bạn được thuận lợi hơn. Sự chu đáo của bạn hôm nay chính là nền tảng, là bước khởi đầu vững chắc cho sự thành công sau này.
    Việc thành lập công ty cổ phần rất đòi hỏi cần phải xây dựng một chiến lược kinh doanh, phát triển lâu dài, bền vững. Bạn cũng cần xác định rõ và kiên trì vì sẽ gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu và cần một thời gian để công ty, doanh nghiệp bạn đi vào hoạt động ổn định.
    Trong thời gian hoạt động doanh nghiệp,  có rất nhiều chuyện xảy ra, có thể là công ty - doanh gnhieepj bạn muốn định hướng kinh doanh mặt hàng khác thì công ty bạn có thể tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh để nhanh chóng hoạt động kinh doanh bình thường.
    Trên đây là ba điểm mà doanh nghiệp cần nhớ khi thành lập công ty cổ phần. Nếu trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty, bạn còn gặp nhiều rắc rối và vướng mắc có thể liên hệ  với Nam Việt Luật chúng tôi để được giải đáp và tư vấn trong thời gian sớm nhất.
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
    – Quận 1:Số 132-134 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP HCM
    – Quận 12:835 Nguyễn Ảnh Thủ, Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP.HCM
    – Huyện Hóc Môn:65 Thới Tam Thôn 17, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP.HCM
    – Email:info@namvietluat.vn
    Tổng đài:19006164
    ĐT bàn:02873-000-555
    Hotline (24/7):0778-000-555

    Góp ý dịch vụ tốt hơn: 0918864586
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NAM VIỆT LUẬT
    Khởi tạo thành công!

    Tìm hiểu các loại cổ phần có trong công ty cổ phần

    Tìm hiểu các loại cổ phần có trong công ty cổ phần – Trước khi thành lập công ty cổ phần hay góp vốn vào một công ty cổ phần, bạn cần hiểu rõ về cổ phần trong loại hình này để biết  được lợi ích cũng như trách nhiệm của một người góp vốn.
    Tìm hiểu vốn điều lệ công ty cổ phần

    Thế nào là cổ phần?

    Căn cứ những quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 thì cổ phần là phần chia nhỏ nhất số vốn điều lệ của công ty cổ phần được thể hiện cụ thể dưới hình thức cổ phiếu
    Mệnh giá – giá trị của cổ phần sẽ do công ty tự quyết định và ghi vào cổ phiếu trừ trường hợp đã quy định trong Luật chứng khoán. Mệnh giá cổ phiếu có thể khác với giá được chào bán của cổ phấn. Giá chào bán của cổ phần sẽ do hội đồng quản trị quyết định nhưng không được thấp hơn giá trị của thị trường tại thời điểm chào bán. Trừ những điểm được quy định tại Điều 125 của Luật Doanh nghiệp 2014. Cụ thể:
    • Cổ phần chào bán lần đầu tiên không được bán cho cổ đông sáng lập
    • Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông sẽ theo đúng tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty
    • Cổ phần chào bán cho những người môi giới, người bảo lãnh thì số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được chấp nhận bởi Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác
    • Các trường hợp khác và mức chiết khấu trong trường hợp đó sẽ do Điều lệ công ty quy định.

    Những loại cổ phần của công ty cổ phần

    Hiện nay, mỗi công ty cổ phần được chia thành hai loại cổ phần chủ yếu đó là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
    Về cổ phần phổ thông:  Bất kỳ công ty cổ phần nào cũng phải có cổ phần phổ thông, người sở hữu cổ phần phổ thông chính là cổ đông phổ thông. Các cổ đông sáng lập thành lập công ty cổ phần bắt buộc phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% trong tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán

    Về cổ phần ưu đãi: Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi, người sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi bao gồm:

    – Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiểu biểu quyết có giá trị nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ được quy định cụ thể trong điều lệ công ty.

    Và chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập trong công ty mới được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Số cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 02 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời gian được cho phép, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ tự chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

    – Cổ phần ưu đãi cổ tức: đây là loại cổ phần được trả cổ tức với mức giá trị cao hơn so với cổ tức hàng năm, bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định hoàn toàn không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Và mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng sẽ được ghi nhận trên cổ phiếu.
    Cổ tức chính là khoản lợi nhuận ròng mà mỗi cổ phần được trả bằng tiền mặt hoặc bằng các loại tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính. Đối với việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông của công ty cổ phần sẽ chỉ được tiến hành khi công ty kinh doanh có lãi, khi đã hoàn thành mọi quy định, nghĩa vụ nộp thuế, các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và khi đã trả hết cổ tức đã định, công ty hoàn toàn vẫn có khả năng thanh toán đủ.
    Đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến cổ phần của công ty cổ phần. Để có quyết định chuẩn xác khi quyết định thành lập công ty cổ phần, góp vốn vào công ty, thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty, bạn cần tìm hiểu kỹ nên lựa chọn mua loại cổ phần nào phù hợp nhất cho mình. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với Nam Việt Luật, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn miễn phí.

    Hotline: 0128 222 222 9.

    – Quận 1:Số 132-134 Điện Biên Phủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP HCM
    – Quận 12:835 Nguyễn Ảnh Thủ, Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP.HCM
    – Huyện Hóc Môn:65 Thới Tam Thôn 17, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP.HCM
    – Email:info@namvietluat.vn
    Tổng đài:19006164
    Hotline (24/7):0778-000-555

    Góp ý dịch vụ tốt hơn: 0918864586

    Lựa chọn hình thức nào phù hợp nhất tư vấn cho doanh nghiệp

    LỰA CHỌN HÌNH THỨC NÀO PHÙ HỢP NHẤT CHO LUẬT SƯ TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

    Thành lập công ty, thay đổi giấy đăng ký kinh doanh hay các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp đều cần sự trợ giúp của luật sư tư vấn. Có rất nhiều hình thức tư vấn khác nhau mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn khi cần sự giúp đỡ của luật sư. Vậy mỗi hình thức sẽ có thế mạnh và hạn chế gì?
    Hãy cùng Nam Việt Luật tìm hiểu ba hình thức tư vấn dưới đây để có sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu công việc của công ty - doanh nghiệp mình nhé.
    Các loại hình doanh nghiệp【+Ưu điểm + Rủi ro từng loại+】

    Tư vấn theo hình thức ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp

    Đây là một hình thức tư vấn pháp lý khá phổ biến ở trên thế giới. Tại các doanh nghiệp Việt Nam, hình thức này được xây dựng theo Ban pháp chế hoặc bổ nhiệm cán bộ pháp chế tại doanh nghiệp với tư cách là luật sư nhà. Nhiệm vụ là giúp doanh nghiệp thực hiện xử lý hoặc phòng tránh, dự báo các rủi ro trong kinh doanh; tư vấn cho ban lãnh đạo; thực hiện thi hành pháp luật, các thủ tục như thay đổi giấy phép kinh doanh; soạn thảo, xấy dựng nội quy, quy chế công ty
    Lợi thế của hình thức này chính là doanh nghiệp sẽ luôn được giải quyết các công việc pháp lý hằng ngày. Nắm được tình hình nội bộ nên cán bộ pháp chế, luật sư nhà sẽ có đưa ra những giải pháp và ý kiến tư vấn đúng với các yêu cầu từ bộ phận quản lý
    Nhưng điểm yếu chính là hình thức này chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn, có khối lượng công việc lớn cần giải quyết. Đối với doanh nghiệp nhỏ, lập ban pháp chế hay cán bộ pháp chế chính là tăng thêm chi phí nhân sự và nhiều khoản chi phí khác cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, kinh nghiệm của luật sư cũng sẽ bị hạn chế nhiều vì đặc thù của nghề luật sư chính là làm việc độc lập.
    Để giải quyết các hạn chế này, luật sư- cán bộ pháp chế cần được doanh nghiệp tạo điều kiện cho phép hoạt động độc lập về chuyên môn. Không nên phân bổ thành bộ phận này vào bất cứ phòng ban, bộ phận nào khác mà chỉ chịu sự điều hành trực tiếp từ Giám đốc doanh nghiệp.

    Hình thức cung cấp dịch vụ pháp lý - tư vấn thường xuyên

    Đây là một hình thức rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lượng công việc cần giải quyết không nhiều. Theo hình thức này, các doanh nghiệp và luật sư sẽ cùng ký kết một hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật. Luật sư sẽ có trách nhiệm tư vấn cho doanh nghiệp mọi vấn đề pháp lý phát sinh cho hoạt động kinh doanh như: thay đổi vốn điều lệ, tên công ty, địa chỉ doanh nghiệp…trong giấy phép kinh doanh, hay các vấn đề tranh chấp, phá vỡ hợp đồng thương mại….; luôn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đúng quy định pháp luật,  ngăn ngừa mọi rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm chi trả phí dịch vụ hàng tháng theo đúng thỏa thuận ký kết. Thời hạn hợp đồng thường là 01 năm và sẽ ký kết tiếp hợp đồng mới hoặc chấm dứt tùy thuộc vào nhu cầu và tình hình của doanh nghiệp.
    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ưa chuộng hình thức này vì mức chi phí hàng tháng chi trả không quá cao mà vẫn đảm bảo có luật sư riêng cho doanh nghiệp. Khi tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp, luật sư sẽ có những thuận lợi nhất định như: luôn hiểu rõ được tình hình và đặc điểm của doanh nghiệp; có thể giải quyết công việc nhanh chóng, đúng nhất mang lại lợi ích doanh nghiệp cao hơn so với luật sư tư vấn theo vụ việc.

    Hình thức tư vấn theo vụ việc

    Đây là hình thức tư vấn pháp lý chủ yếu dành cho các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn thường xuyên hoặc trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp có bộ phận pháp chế nhưng để giải quyết vụ việc của mình sẽ mời các luật sư bên ngoài tham gia cùng với bộ phận pháp chế, cán bộ pháp chế của doanh nghiệp. Quan hệ giữa luật sư và doanh nghiệp sẽ được xây dựng trên cơ sở một hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý. Doanh nghiệp chính là người sử dụng dịch vụ và luật sư là người cung cấp. Nội dung hợp đồng thường là tư vấn hoặc giải quyết một số công việc cụ thể của doanh nghiệp như thành lập công ty, thay đổi loại hình công ty…..Khi công việc được ghi nhận trong hợp đồng hoàn thành sẽ thực hiện việc thanh lý, chấm dứt hợp đồng
    Hình thức tư vấn theo thời vụ thường được sử dụng để giải quyết một số sự cố hay sự việc cụ thể. Mức phí chi trả tùy thuộc vào mức độ phức tạp và thời gian giải quyết công việc. Thường sẽ cao hơn so với phí tư vấn thường xuyên.

    Doanh nghiệp bạn đang sử dụng hình thức tư vấn pháp lý nào? 

    Nếu bạn có những thắc mắc về các dịch vụ khác như: thủ tục tư vấn thành lập thay đổi chi nhánh hoặc văn phòng đại diện --- thủ tục tư vấn thay đổi hay chọn người đại diện theo pháp luật thì Hãy đến với công ty Nam Việt Luật của chúng tôi tại:
    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
    Địa chỉ: 43/58A Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM
    Tel: (08) 38.111.020   Fax: 08 3866.7418
    Mobile: 0938.580.102 – 0909.608.102 – 0918.86.45.86
    Website: namvietluat.com.vn                   thanhlapdoanhnghiepvn.vn
    ———————————————————————————-
    CHI NHÁNH QUẬN 12 – CÔNG TY CP TƯ VẤN PHÁT TRIỂN NAM VIỆT LUẬT
    Địa chỉ: 48/46D Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM.
    Mobile: 0938.580.102 – 0909.608.102 – 0918.86.45.86
    Website: namvietluat.org                 thanhlapdoanhnghiepvn.vn
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NAM VIỆT LUẬT
    Khởi tạo thành công!
    Được tạo bởi Blogger.